Người Nhật khắt khe với trẻ em kể cả khi chúng còn nhỏ về bài học đồng xu, và chịu đựng thời tiết khắc nghiệt.

Trong bài viết “Dạy văn hóa xấu hổ cho trẻ nhỏ” đăng trên báo Mỹ New York Times gần đây, tác giả Nicholas Kristof nói rằng ông quyết định sẽ dạy con trân quý đồng tiền bằng cách cùng con tới đồn cảnh sát khi nhặt được đồng xu 100 yên (gần bằng 1USD) đánh rơi trên sân theo cách của người Nhật.
Người cảnh sát trẻ lấy ra một tờ khai rồi hỏi Gregory: “Cháu nhặt được đồng xu ở đâu?”. “Hôm qua ạ”, Gregory trả lời. “Lúc mấy giờ?”- anh cảnh sát hỏi tiếp. Hai bố con Kristof không nhớ rõ, nhưng họ đưa ra thời gian áng chừng luc 5h chiều. Anh cảnh sát tiếp tục hỏi địa chỉ, nghề nghiệp và vị trí chính xác mà Gregory tìm thấy đồng xu, rồi gọi điện đến nơi có vẻ như văn phòng trung tâm để báo cáo tỉ mỉ về việc một cậu bé vừa nộp đồng xu 100 yen.
Pham gia Nhat Ban tu bai hoc day tre biet xau ho
Người Nhật dạy con cách trả lại đồ không phải của mình.
Sau khi gắn số quản lý cho đồng xu bị đánh rơi này, anh cảnh sát khen ngợi sự trung thực của Gregory, đưa cho hai bố con cậu bé một tờ giấy xác nhận với nội dung họ có thể đến nhận lại đồng xu sau 6 tháng nếu không có ai đến nhận. Anh cảnh sát đã mất hơn 30 phút để giải quyết vụ việc.
Điều mà Kristof không ngờ tới là hôm sau, cậu con trai lại muốn anh đi cùng để tới đồn cảnh sát khi nhặt được đồng xu 10 yen.
Kristof nghĩ rằng anh cảnh sát có thể kiên nhẫn lần đầu, nhưng lần thứ hai sẽ không như vậy. May thay, nhà trẻ nơi Gregory đang học có chương trình quyên góp tiền giúp người nghèo, nhưng phải là tiền của bọn trẻ, không phải tiền xin bố mẹ.
Kristof nói với cậu bé rằng cậu có thể quyên góp đồng xu cậu nhặt được để giúp người nghèo và cậu bé có vẻ thấy khó hiểu khi đột nhiên cậu có thể cho đi đồng tiền mà trước đó cậu được dạy rằng nó không thuộc về cậu.
Kristof  bắt đầu nhận ra rằng dạy con những giá trị của người Nhật không dễ như anh nghĩ.
Văn hóa trả lại đồ nhặt được và không giữ những thứ gì của người lạ khiến những sở cảnh sát như ở Tokyo có riêng một nhà kho chứa đầy giầy, ô và ví mà người dân nhặt được và nộp cho cảnh sát.
Mặc quần đùi đi học trời rét, cởi trần chạy thi dưới 4 độ C
Bên cạnh việc giáo dục cho con không nhận những gì là của mình, người Nhật có một cách dạy dỗ con không ươn lười mà rèn luyện sức khỏe dưới thời tiết lạnh giá, cởi trần, chạy bộ khi trời lạnh 4 độ C.
Đây là cách mà trẻ em Nhật Bản được cha mẹ rèn luyện sức khỏe từ khi còn học mẫu giáo. Các trường học và cả cha mẹ Nhật tin rằng, thời tiết giá lạnh chính là cơ hội để trẻ được rèn luyện sức khỏe và nâng cao sức đề kháng.
Trẻ em Nhật Bản có những bài học giáo dục thể chất trong trời lạnh ngay từ khi còn học mầm non. Những em bé 3-4 tuổi ở Nhật khi đi mẫu giáo không biết đến các loại đồng phục mùa đông, chúng chỉ mặc quần soóc và áo phông suốt cả năm và bắt buộc phải tham gia các hoạt động ngoài trời trong thời tiết giá lạnh.
Pham gia Nhat Ban tu bai hoc day tre biet xau ho
Các thí sinh nhỏ bé từ 3-5 tuổi ở một trường mầm non tại thành phố Kumamoto, Nhật Bản rất hào hứng tham gia cuộc thi cởi trần chạy đua dưới thời tiết 4 độ C.
Có trường học cho trẻ khởi động khoảng 15 phút đầu giờ, nhảy dây cùng nhạc để làm ấm cơ thể. Một hoạt động truyền thống của học sinh mẫu giáo là ngày hội “chạy bộ rèn luyện mùa đông”. Tại đây, các em bé trong độ tuổi mầm non sẽ mặc quần đùi, không mang áo và đi chân trần, vừa đi bộ hoặc chạy bộ vừa hô vang những khẩu hiệu thể hiện quyết tâm chống chọi với cái lạnh mùa đông.
Những đứa trẻ được rèn luyện theo một cách mà nhiều người cho là khắc nghiệt như vậy được tin rằng sẽ trở nên khỏe mạnh hơn, miễn nhiễm với các loại ốm thông thường và được gọi là “những đứa trẻ lớn lên trong gió”.
Tuy nhiên, khi được hỏi, các bậc cha mẹ Nhật đều trả lời: “Dĩ nhiên là con sẽ bị ốm rồi. Mục đích của trẻ con đi học là để bị cảm lạnh và bị ốm”. Sau khi trải qua được thử thách đầu đời này, các em sẽ có sức đề kháng hơn hẳn những bạn đồng trang lứa từ các quốc gia khác.
 Những học sinh tiểu học mặc áo phông tới trường vào mùa đông còn được cô giáo tuyên dương, thậm chí còn có một “hạng mục” thi xem trẻ có thể chịu lạnh đến mức nào. Với kiểu “huấn luyện” đặc biệt này, trẻ em Nhật được cho là có sức đề kháng rất tốt, nền tảng thể lực dồi dào (trẻ em cấp 1 ở Nhật có thể leo núi trong 4 giờ đồng hồ), đồng thời có thể rèn được tính kiên trì, tự lập ngay từ khi còn bé.
Hài Nhi (Tổng hợp)

Đọc thêm: